Cạnh tranh và Đối xử công bằng

"Chúng tôi ủng hộ sự cạnh tranh thương mại bình đẳng từ tất cả người chơi, trong khuôn khổ luật cạnh tranh."

Điều lệ về Hoạt động và Trách nhiệm của Michelin (2002), Thực hiện các giá trị của chúng tôi, thực thi trách nhiệm của chúng tôi

concurrence_loyale@2x

Định nghĩa

Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng điều chỉnh hành vi của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh (khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh).

Cạnh tranh bình đẳng góp phần thực hiện lợi ích tập thể: thúc đẩy giá cả và dịch vụ tốt hơn cho người tiêu dùng và khuyến khích sự đổi mới.

Cạnh tranh bình đẳng là một nguyên tắc được ghi nhận tại nhiều quốc gia. Các cơ quan có thẩm quyền đảm bảo rằng nguyên tắc này được tôn trọng thông qua hệ thống luật pháp và quy định.

 

Hành vi phản cạnh tranh có thể khiến Tập đoàn hoặc nhân viên của Tập đoàn phải chịu những hình phạt nặng nề: phạt tiền rất nặng, kiện cáo đòi bồi thường, tổn hại danh tiếng, hoặc thậm chí là án tù. Các biện pháp trừng phạt này đang ngày càng phổ biến ra quốc tế và trở nên cứng rắn hơn.

Nguyên tắc hướng dẫn

Tập đoàn đề cao sự tôn trọng đối với nhân viên, khách hàng và một cách chung nhất, môi trường của mình. Cạnh tranh bình đẳng là một trong những ứng dụng thực tế của các nguyên tắc này.

Để đảm bảo nhân viên tuân thủ các quy tắc cạnh tranh, Michelin đã thực hiện một chương trình tuân thủ. Hệ thống này bao gồm các nguyên tắc và kế hoạch hành động bao gồm đào tạo thường xuyên cho những nhóm nhân viên tiếp xúc nhiều với bên ngoài nhất (đội ngũ bán hàng và tiếp thị). Những nhân viên này phải chịu sự giám sát thường xuyên, cụ thể là bởi Bộ phận Pháp chế.

Tập đoàn đảm bảo hiệu quả của nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng thông qua loại trừ:

  • Tất cả các thỏa thuận, thảo luận và trao đổi thông tin với các đối thủ cạnh tranh về thông tin nhạy cảm về mặt thương mại;
  • Bất kỳ điều kiện lạm dụng nào đối với khách hàng và nhà cung cấp của mình;
  • Tất cả các hành động có thể làm sai lệch sự tự do cạnh tranh.

Tôn trọng cạnh tranh bình đẳng là trách nhiệm của mọi người. Mỗi nhân viên phải gương mẫu trong các tương tác của họ với những mối quan hệ bên ngoài.

Việc nên làm: Tôi phải

  • Có thái độ tôn trọng và công bằng đối với khách hàng và nhà cung cấp của chúng tôi.
  • Loại trừ mọi liên hệ với các đối thủ cạnh tranh (ngoài các cuộc thảo luận trong khuôn khổ có cấu trúc như các hiệp hội nghề nghiệp và các dự án mua lại).
  • Tôn trọng các nghĩa vụ bảo mật
  • Có hành vi đối với khách hàng phù hợp với vị thế của Tập đoàn trên thị trường (thị phần cao có tác động lớn hơn đến trách nhiệm của Michelin).
  • Loại trừ mọi biện pháp trừng phạt (xử phạt, tẩy chay) trong trường hợp đàm phán thương mại không đạt yêu cầu.

Việc không nên làm: Tôi không được

  • Đặt giá hoặc trao đổi dữ liệu kinh doanh nhạy cảm với các đối thủ cạnh tranh.
  • Chia sẻ thị trường (sản phẩm, dịch vụ hoặc  lãnh thổ) với các đối thủ cạnh tranh.
  • Áp giá bán lại lên khách hàng.
  • Tham gia gian lận giá thầu.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thỏa thuận hoặc thảo luận về giá giữa các khách hàng (ví dụ: các nhà phân phối).

Tình huống Thực tiễn 1

Một khách hàng phân phối (A) muốn thảo luận về mức giá của lốp xe du lịch trên thị trường. A phàn nàn về chính sách giá linh hoạt của một nhà phân phối cạnh tranh (B) cũng là khách hàng của Michelin. A đề nghị bạn can thiệp với B để tăng giá mức giá của họ, nhằm đảm bảo lợi nhuận cao hơn. Loại đề xuất này có được chấp nhận không?

Không. Nếu bạn chấp nhận đề nghị (yêu cầu B tăng giá), Tập đoàn sẽ vi phạm vì Tập đoàn sẽ bị coi là "người điều hành" của một hành vi cạnh tranh không lành mạnh (cùng ấn định giá bán). Do đó, bạn phải giải thích với nhà phân phối rằng bạn không thể can thiệp vào chính sách giá của khách hàng, những người được tự do đặt ra mức giá của họ.

Tình huống Thực tiễn 2

Bạn đại diện cho Michelin trong một hiệp hội nghề nghiệp và tham gia vào các cuộc họp về các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của ngành. Các cuộc họp này được giám sát và bạn không bao giờ đưa ra các chủ đề nhạy cảm về mặt thương mại (giá cả, khối lượng, chi phí, v.v.). Một thành viên của hiệp hội từ một công ty cạnh tranh mời bạn đi uống nước với một vài thành viên / đối thủ cạnh tranh khác. Anh ta muốn tìm hiểu về bạn vì bạn làm công việc giống anh ta và có những mối quan tâm chung. Bạn có nên chấp nhận?

Không. Bạn phải từ chối đề xuất và tránh bất kỳ cuộc thảo luận nào, thậm chí không chính thức, với các đối thủ cạnh tranh. Nếu việc trao đổi dẫn đến một thỏa thuận thương mại, việc tham gia đơn giản vào cuộc họp kiểu như vậy có thể dẫn đến việc bị cơ quan chức năng xử phạt (bao gồm cả phạt tiền).

Người liên hệ

  • Bộ phận Pháp chế
  • Quản lý Chống Độc quyền của Tập đoàn